Phân bố và sinh thái Họ_Quắn_hoa

Cụm hoa và lá của Hakea laurina

Proteaceae là họ chủ yếu ở Nam bán cầu, với các trung tâm đa dạng chính ở AustraliaNam Phi. Nó cũng có tại miền trung châu Phi, NamTrung Mỹ, Ấn Độ, miền đông và đông nam châu Á, các đảo của châu Đại Dương[3]. Chỉ có 2 loài tại New Zealand, mặc dù chứng cứ phấn hoa hóa thạch cho thấy trước kia tại đây có nhiều loài hơn[4].

Họ này là một ví dụ tốt về họ thực vật nguồn gốc Gondwana, với các đơn vị phân loại có mặt dường như trên mọi vùng đất là các phần còn lại của siêu lục địa cổ đại Gondwana. Họ này và các phân họ của nó được cho là đã đa dạng hóa trước khi phân mảnh Gondwana, ngầm chỉ ra rằng tất cả chúng đều có thời gian tồn tại trên 90 triệu năm. Chứng cứ cho điều này bao gồm sự phổ biến của phấn hoa dạng Proteaceae thấy có trong các trầm tích than đá kỷ Phấn trắng tại đảo South của New Zealand. Người ta cho rằng họ này có được sự phân bố như hiện nay chủ yếu là do trôi dạt lục địa chứ không phải là sự phát tán xuyên qua các khe hở đại dương[5].

Nhiều loài Proteaceae có rễ kiểu quắn hoa (rễ cụm). Các rễ cụm này là các khối rễ con ở bên và lông tơ tạo thành một bề mặt hấp thụ tỏa tròn, sinh ra dưới lớp lá rụng trong mùa tăng trưởng và thường teo lại vào cuối mùa tăng trưởng. Chúng là sự thích nghi để phát triển trong các loại đất nghèo phốt pho, làm tăng mạnh khả năng tiếp xúc của cây với nguồn nước và dưỡng chất khan hiếm bằng cách gia tăng bề mặt hấp thụ của rễ[3]. Tuy nhiên, kiểu thích nghi này làm cho chúng dễ bị tổn thương với bệnh thối rễ do mốc nước Phytophthora cinnamomi gây ra và nói chung không chịu được sự bón phân. Do các rễ kiểu quắn hoa chuyên biệt hóa này, họ Proteaceae là một trong số ít họ thực vật có hoa không có mối quan hệ cộng sinh với nấm vỏ rễ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Họ_Quắn_hoa http://www.anbg.gov.au/abrs/online-resources/flora... http://www.anbg.gov.au/images/photo_cd/proteaceae/ http://www.deh.gov.au/biodiversity/abrs/online-res... http://www.rbgsyd.nsw.gov.au/__data/assets/pdf_fil... http://delta-intkey.com/angio/ http://delta-intkey.com/angio/www/proteace.htm http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... //dx.doi.org/10.1071%2FSB97019 //dx.doi.org/10.3732%2Fajb.89.8.1311 http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=2&...